Bài toán phát triển bền vững của bất động sản công nghiệp
Việt Nam đang được hưởng lợi từ chiến lược mở rộng chuỗi sản xuất "Trung Quốc +1" của các tập đoàn đa quốc gia. Lợi thế nhân công giá rẻ, chi phí thuê đất thấp, ưu đãi thuế hấp dẫn… đã khiến dòng vốn đầu tư FDI tăng kỷ lục - đạt tổng vốn đăng kí 27,72 tỉ USD và vốn thực hiện 22,4 tỉ USD trong 2022.
Bất động sản công nghiệp đón "đại bàng FDI đến làm tổ" hiện cũng đạt tỷ lệ lấp đầy cao, 83% ở phía Bắc và trên 91% tại phía Nam. Song bước sang 2024, thuế carbon có hiệu lực sẽ làm giảm sức hút của môi trường đầu tư trong nước. Cụ thể, nhằm thúc đẩy việc giảm phát thải khí nhà kính và đạt trung hòa carbon vào năm 2050, thuế carbon đã được Ủy ban Châu Âu (EC) thông qua vào 10/5/2023 về quy định thiết lập Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026 và vận hành toàn bộ vào năm 2034. Do đó, FDI vào Việt Nam sắp tới sẽ không còn mặn mà với các lợi thế cố hữu, họ sẽ đặt những câu hỏi mới: Nhà xưởng sử dụng bao nhiêu năng lượng, phát thải bao nhiêu carbon…? Điều này buộc bất động sản công nghiệp phải xanh hóa theo chiều sâu, đầu tư vào nhà xưởng bền vững, nhằm giữ chân "đại bàng" trước loại thuế mới đang áp sát sườn.
Tuy nhiên theo báo cáo từ VGBC và BCI GM, số công trình đạt chứng nhận xanh về mô hình nhà xưởng chỉ chiếm < 5% so với xu hướng thị trường.
Nguồn: CafeF