Điểm nghẽn của ngành Logistics Việt Nam

28Tháng 12 2023
Chia sẻ ngay:
Điểm nghẽn quan trọng hiện nay của ngành Logistics Việt Nam là gì? Tiến sĩ Logistics Phạm Thị Bích Huệ - Nhà sáng lập & Chủ tịch Western Pacific Group đã đề cập đến những thách thức của ngành Logistics Việt Nam hiện nay.

Chia sẻ tại phiên thảo luận thứ nhất “Nhận định xu hướng logistics của Việt Nam” tại Hội nghị Logistics 2023 – “Con đường phía trước” do Báo Đầu tư tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bà Phạm Thị Bích Huệ, Sáng lập, Chủ tịch Công ty Western Pacific nhận định: “Ngành Logistics Việt Nam đang có con đường phát triển đầy kỳ vọng”

Tuy nhiên, để ngành Logistics Việt Nam bước lên được “con đường màu xanh”, làm sao để giảm chi phí Logistics trên tổng GDP của quốc gia thì vẫn còn nhiều điểm nghẽn.

Điểm nghẽn quan trọng và lớn nhất hiện nay của ngành logistics là quy hoạch. Đây là điểm nghẽn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngành. Ví dụ điển hình nhất là­­ việc quy hoạch các trung tâm logistics hiện nay không theo sát với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Có một thực tế đang xảy ra là khu công nghiệp nằm ở một nơi, tất cả hàng hóa, nguồn hàng tiêu thụ nằm ở quanh khu công nghiệp nhưng địa phương lại quy hoạch trung tâm logistics ở một địa điểm khác. Đây là sự bất cập rất lớn. 

Chính vì không quy hoạch đồng bộ hạ tầng logistics, dẫn đến chi phí logistics của Việt Nam cao hơn so với các nước lân cận. Ví dụ ở Singapore, chi phí logistics dưới hai con số, còn ở Việt Nam chi phí logistics trên 20%. Đây là một trong những điểm hạn chế rất lớn khi chúng ta kêu gọi đầu tư nước ngoài.

Điểm nghẽn tiếp theo về hành lang pháp lý. Quyết định số 1012/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, mới chỉ có định danh trung tâm logistics, nhưng về luật thì chưa cụ thể hóa.

Theo bà Huệ, đã đến lúc Chính phủ cần định danh lại cho ngành Logistics. Sở dĩ bản thân từ Logistics đã và đang quá rộng, bao gồm nhiều ngành, nghề, lĩnh vực như hạ tầng, dịch vụ, con người,…Việc luật hóa, cụ thể hóa ngành không chỉ giúp minh bạch về hành lang pháp lý và khiến các doanh nghiệp yên tâm hơn mà còn hỗ trợ thu hút đầu tư từ các “đại bàng” về Logistics trên thế giới.

Tuy nhiên, cũng theo Chủ tịch HĐQT Western Pacific, để quản lý ngành Logistics không phải là dễ dàng. Bởi đây là ngành có sự thay đổi theo từng ngày, từng tháng, từng quý,… Đôi khi luật hóa cho ngành sẽ khó để chạy theo. Song ít nhất cũng nên có sự đáp ứng tương đối với sự thay đổi của ngành Logistics.

Nguồn: Tiến sĩ Logistics Phạm Thị Bích Huệ - Nhà sáng lập & Chủ tích HĐQT Western Pacific Group

Chia sẻ ngay:

Bạn cần hỗ trợ?

Đội ngũ chuyên gia của Western Pacific Group luôn sẵn sàng hỗ trợ và đem đến Quý Khách hàng những giải pháp tối ưu! Liên hệ với chúng tôi