Phát triển bền vững: Xu thế tất yếu trong việc phát triển khu công nghiệp
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư, góp phần phát triển các khu công nghiệp Việt Nam trong suốt thời gian qua. Các nhà đầu tư FDI ngày càng coi trọng phát triển bền vững đặt ra thách thức các khu công nghiệp cần chuyển đổi xanh theo xu thế tất yếu.
Tại Việt Nam, để thực hành ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị), việc phát triển khu công nghiệp cần có những mô hình mới với các chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thu hút đầu tư và tận dụng được cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Cụm liên kết ngành Khu công nghiệp & Logistics (Logistics Industrial Cluster - LIC) được Western Pacific Group phát triển là hệ sinh thái kết hợp đồng bộ hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng logistics với chuỗi cung ứng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong hệ sinh thái cùng chia sẻ tài nguyên, tối ưu hóa nguồn lực, thúc đẩy bảo vệ môi trường, quản lý và khai thác kinh doanh bền vững.
Thực thi ESG thông qua hệ sinh thái Cụm liên kết ngành Khu công nghiệp & Logistics (LIC)
Theo ông Matthew Clifford - Giám đốc Phát triển bền vững & ESG của Cushman & Wakefield khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: “Các nhà đầu tư mà chúng tôi trao đổi biết rằng tính bền vững là quan trọng, nhưng họ cũng muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình. Và trong một số trường hợp, các mục tiêu này bắt đầu xảy ra xung đột chồng chéo”.
Với Cụm liên kết ngành Khu công nghiệp & Logistics (LIC), việc đồng thời thực thi tiêu chuẩn ESG và tối ưu lợi nhuận là hoàn toàn có thể khi LIC tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, trong đó các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chia sẻ phụ phẩm, tái chế tài nguyên và phối hợp trong sản xuất, từ đó có thể giảm thiểu chi phí và tối ưu năng suất chuỗi cung ứng.
Tại hệ sinh thái LIC được Western Pacific triển khai, mạng lưới hạ tầng khép kín, đồng bộ bao gồm hệ thống cảng, kho bãi, nhà xưởng, trung tâm logistics được quy hoạch gần quốc lộ hay gần sân bay theo đặc điểm vị trí của mỗi địa phương giúp tối ưu thời gian và chi phí logistics, đồng thời giúp doanh nghiệp giảm phát thải carbon khi quãng đường vận chuyển được rút ngắn đáng kể.
Cam kết của Chính phủ về đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net Zero) đặt ra yêu cầu bức thiết với sản xuất công nghiệp là phát triển theo hướng xanh, bền vững. Chính vì vậy, các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời được ứng dụng tại các dự án LIC không chỉ đảm bảo nguồn năng lượng ổn định mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Đây sẽ là lợi thế cạnh tranh trên thị trường và góp phần kiến tạo giá trị lâu dài cho doanh nghiệp.
Với vai trò là cầu nối thu hút dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời mở ra những cơ hội việc làm mới trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, hệ sinh thái LIC đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng lao động địa phương. Các tiêu chuẩn về môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, và công bằng luôn được chú trọng tạo điều kiện để người lao động yên tâm cống hiến và giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, xây dựng môi trường làm việc bền vững.
Không dừng lại ở các lợi ích kinh tế, giá trị mà hệ sinh thái LIC tạo ra còn được tái đầu tư để cải thiện đời sống xã hội và kinh tế tại địa phương. Các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ quỹ khuyến học và chương trình đào tạo nguồn nhân lực trẻ hàng năm là minh chứng rõ nét cho trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, góp phần cải thiện chất lượng sống của cộng đồng.
Quản trị đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển bền vững tại các khu công nghiệp trong hệ sinh thái LIC. Từ khi triển khai, các thành tố trong hệ sinh thái LIC được thiết lập và vận hành dựa trên hệ thống quản trị minh bạch, đảm bảo mọi hoạt động tuân thủ pháp luật, chính sách của nhà nước. Điều này không chỉ tạo sự tin tưởng mà còn bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên liên quan, từ nhà đầu tư, doanh nghiệp đến người lao động và cộng đồng.
Lợi thế của việc thực hành ESG tại Cụm liên kết ngành Khu công nghiệp & Logistics
Ban đầu, việc thực hành ESG có thể khiến nhiều doanh nghiệp cảm thấy lúng túng, đặc biệt là những doanh nghiệp chưa quen với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan. Những thách thức như chi phí ban đầu cao, thiếu nhân sự chuyên môn, sự không đồng nhất của các khung tiêu chuẩn ESG thường khiến doanh nghiệp e ngại trong việc triển khai.
Từ hệ sinh thái LIC, doanh nghiệp sẽ có nền tảng để thực thi ESG và thúc đẩy tăng trưởng xanh tại khu công nghiệp. Các tiêu chuẩn ESG được nhận định sẽ giúp doanh nghiệp giảm các rủi ro pháp lý, mở rộng cơ sở khách hàng, tạo tỷ suất lợi nhuận cao hơn và nâng cao tính bền vững tổng thể của doanh nghiệp. Việc thực thi ESG không chỉ mang lại giá trị kinh tế bền vững mà còn mở ra cơ hội dài hạn để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Trong bối cảnh các nhà đầu tư quốc tế ngày càng ưu tiên các doanh nghiệp có thông lệ ESG tốt, việc tích hợp ESG vào chiến lược phát triển trở thành chìa khóa giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Hệ sinh thái Cụm liên kết ngành Khu công nghiệp & Logistics của Western Pacific đang chứng minh vai trò tiên phong trong việc thực thi hiệu quả các tiêu chuẩn ESG, giúp các doanh nghiệp trong hệ sinh thái tận dụng được nguồn lực và mạng lưới hạ tầng đồng bộ để phát triển hài hòa giữa việc đảm bảo lợi ích kinh tế, thúc đẩy bảo vệ môi trường song song với việc tạo ra giá trị hữu ích cho cộng đồng.