Trong bối cảnh toàn cầu hóa và làn sóng đầu tư FDI tiếp tục gia tăng tại Việt Nam, mô hình Cụm liên kết ngành Khu công nghiệp & Logistics (LIC) đang cho thấy hiệu quả khi không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất và phân phối mà còn giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp.
Hạ tầng logistics hiện đại: Các cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics được phát triển với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và logistics hiện đại có thể giảm thiểu rủi ro trong quản lý chuỗi cung ứng như chậm trễ trong vận chuyển, quản lý tồn kho kém hiệu quả, hay chi phí vận hành cao.
Rút ngắn thời gian chuỗi cung ứng: Nhờ việc nằm trong cùng hệ sinh thái, khoảng cách vật lý giữa các khâu trong chuỗi cung ứng được rút ngắn, giúp giảm thiểu thời gian vận chuyển hàng hóa, đồng thời giảm phát thải CO2 một cách đáng kể.
Tối ưu hóa chi phí logistics: Các doanh nghiệp sản xuất và logistics tập trung tại cùng một khu vực có thể dễ dàng sử dụng chung cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ, giúp giảm thiểu đáng kể chi phí vận chuyển, lưu kho, xử lý hàng hóa và quản lý tồn kho.
Cải thiện hiệu quả sản xuất và phân phối: Các doanh nghiệp có thể chia sẻ cơ sở vật chất, kho bãi, dịch vụ vận tải, và hệ thống quản lý logistics tiên tiến, giúp cải thiện hiệu quả hoạt động từ sản xuất đến phân phối.
Phát triển bền vững tại khu công nghiệp: Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong hệ sinh thái LIC có thể giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra các cụm liên kết ngành bền vững đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.