VÌ SAO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NAM THU HÚT ĐẦU TƯ?

19Tháng 6 2024
Chia sẻ ngay:
Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định rõ mục tiêu đến năm 2030 xây dựng tỉnh Hà Nam giàu đẹp, văn minh, trở thành trung tâm công nghiệp - công nghệ cao của đồng bằng sông Hồng.

Nằm ngay tại cửa ngõ Thủ đô Hà Nội với hệ thống giao thông đồng bộ, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, mối liên kết vùng hoàn chỉnh, Hà Nam đang từng bước thay đổi trở thành một trong những tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh trên cả nước và thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội rõ ràng

Mục tiêu đến năm 2035, đưa Hà Nam trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó thị xã Duy Tiên được định hướng trở thành trung tâm kinh tế về công nghiệp, dịch vụ phía Bắc của tỉnh, là thị xã đô thị loại III trực thuộc tỉnh, văn minh, phát triển bền vững vào năm 2025.

Mỗi kế hoạch đề ra của tỉnh Hà Nam đều có cột mốc cụ thể, 5 năm, 10 năm, 20 năm, và đây được gọi là “giai đoạn vàng”. Thị trường bất động sản Hà Nam được đánh giá đang nằm ở thời điểm vàng để đầu tư.

Cải thiện môi trường đầu tư 

Tỉnh Hà Nam chủ động đổi mới phương thức xúc tiến và thu hút đầu tư, tiếp cận nhà đầu tư theo hướng chủ động, linh hoạt, đúng trọng điểm, tạo bước đột phá để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 

Trong thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách thu hút đầu tư với việc tập trung cải thiện thủ tục hành chính, minh bạch hóa môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu, triển khai dự án trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, UBND tỉnh đã tận dụng tốt các cơ hội, thiết lập mối quan hệ với các tổ chức tư vấn, các tập đoàn lớn để xúc tiến, mời gọi đầu tư.

VCCI

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Hà Nam tăng cường giới thiệu và quảng bá hình ảnh và môi trường đầu tư tại các khu công nghiệp đối với các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu, Mỹ…Trong đó, tỉnh đặc biệt chú trọng mời gọi đầu tư vào những lĩnh vực có thế mạnh như công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, thiết bị điện tử, tự động hóa, công nghiệp hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực…Nhiều nhà đầu tư đã đánh giá cao môi trường đầu tư của tỉnh, nhất là về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, các tiềm năng, lợi thế của tỉnh về giao thông, vị trí địa lý, nguồn nhân lực.

Sức hút từ hạ tầng giao thông

Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Hà Nam đang tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông, tạo sự kết nối đồng bộ, hiệu quả với các tỉnh thành khác trên cả nước.

Điểm nhấn đầu tiên về hệ thống giao thông tại tỉnh Hà Nam có thể kể đến đường cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình, thông tuyến với các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,… và nằm trong hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam. 

Cùng với đó, tuyến đường nối 2 cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đi qua 2 tỉnh Hà Nam và Hưng Yên đã khai thác rất hiệu quả, kết nối liên thông giữa các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của 2 tỉnh với cảng Hải Phòng, cửa khẩu quốc tế Móng Cái, sân bay Nội Bài,...

Nút giao Phú Thứ trên trục cao tốc Bắc – Nam đang dần hoàn thiện Nút giao Phú Thứ trên trục cao tốc Bắc – Nam đang dần hoàn thiện

Từ những lợi thế kể trên, thị trường bất động sản công nghiệp Hà Nam đang nổi lên như một "điểm đến" đầy tiềm năng với các nhà đầu tư khi thừa hưởng vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại. Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên toàn tỉnh Hà Nam, lãnh đạo tỉnh luôn quyết tâm cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh, kiến tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp

Chia sẻ ngay:

Bạn cần hỗ trợ?

Đội ngũ chuyên gia của Western Pacific Group luôn sẵn sàng hỗ trợ và đem đến Quý Khách hàng những giải pháp tối ưu! Liên hệ với chúng tôi